Ngược dòng lịch sử, mảnh đất xã An Vũ là vùng đất cổ. Trải qua nhiều thời kỳ biển tiến, biển lùi, do phù sa của của các con sông Hồng, sông Luộc, sông Thái Bình bồi đắp mà thành, một vùng đất liền gò đống là những đọn cát do sóng biển dồn lên và để lại sau khi rút đi nên xã An Vũ có vùng cao, vùng thấp, vùng trũng, hiện nay ở xã An Vũ còn có những tên như đống Mấy, đồng Thiên, Đống Tâm, Chiều ngoài, Đống sòng…. Những gò đống này đều là những gò đống cát có pha lẫn vỏ sò, vỏ hến, các cụ già trong làng truyền lại thì con sông Cô được đào theo các lạch nước chảy giữa các đụn cát khi nước triều dâng lên rồi rút đi nên nó không thẳng mà ngoằn ngoèo như bây giờ; Lúc đầu là miền rừng rậm đất lầy ven biển đầy sú vẹt, lau sậy um tùm, nhưng đất phì nhiêu thuận lợi cho các lớp cư dân từ miền trên xuống khai phá làm ăn sinh sống.
Theo các nhà địa chất học ở nước ta thì những làng có tên nôm thường là những làng cổ xuất hiện từ rất sớm, muộn nhất là vào thời Lý, Trần. Bởi vậy nên xã An Vũ xưa Có làng Đại Điền bây giờ tên nôm là Phe, làng Vọng Lỗ có tên là Sổ, Làng Vũ Hạ tên nôm là làng Mụa; Thần tích làng Vọng lỗ cho biết đời Hùng Duệ Vương, Vua triệu tập các vị thần linh ở các nơi về giúp Vua đánh giặc ngoại xâm 5 vị thành hoàng làng Vọng Lỗ cũng mang quân đến giúp…
Thần tích làng Đại Điền thì Ghi: hai bà Trưng đã về đây nằm mơ thấy 3 vị thành hoàng làng Đại Điền xin được đem dân binh tham gia chiến đấu … Như vậy có thể nói ít ra từ thời Hùng Vương cách đây hơn 4000 năm hai làng này đã người đến làm ăn sinh sống, làng Vũ Hạ ở vùng đất cao hơn hai làng trên, chắc từ thời bấy giờ cũng đã có cư dân đến ở. Thần tích làng Vũ Hạ có viết thời Vua Lý Cao Tông thế kỷ thứ XI quan Phụ chính là Rong Xuyên được Vua cử về đây chỉ đạo việc đắp đê đào sông chống lụt. Ngài được thôn trang Vũ Hạ đón tước long trọng và ngài xin vua được ở lại đây để điều hành công việc như vậy chắc chắn chậm nhất là từ thời Lý thế kỷ thứ XI làng Vũ Hạ có cư dân đến làm ăn sinh sống: Cách đây khoảng 1000 năn về trước có thể là xa hơn nữa xã An Vũ ngày nay xưa thuộc huyện Đa Dực, Phủ An Tiêm, Lộ Hải Đông. Sang thời Lê vua Lê Thánh Tông đổi thành huyện Phụ Phượng phủ Thái Bình trấn Sơn Nam ( Theo sách tên làng xã Thái Bình qua các đời ) An Vũ là vùng đất cổ, truyền thống văn hóa, địa danh thành lập ra Đảng bộ Phụ Dực, cái nôi cách mạng của cả huyện. Người dân An Vũ vốn cần cù lao động giầu lòng yêu nước thiết tha. Trải qua 63 năm Xây dựng và trưởng thành Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang An Vũ đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ cùng quân dân trong huyện rào làng kháng chiến diệt trừ tay sai phản động thực dân phong kiến lập nên nhiều chiến công vang dội cùng quân dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Lừng lấy năm châu trấn động địa cầu và một Ba mươi tháng Tư năm 1975 thần tốc, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc
. Theo lịch sử Đảng bộ An Vũ thì: Từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Xã An Vũ thuộc tổng Vọng Lỗ huyện Phù Phượng, phủ Thái Bình thuộc tỉnh Nam Định, năm 1771 đến năm 1802 đổi phủ Thái Bình thành phủ Thái Ninh thuộc tỉnh Thái Bình. Tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình gồm 7 Xã (cũ) nay là thôn:Vũ Hạ - Đại Điền – Vọng Lỗ - Đào Động – Giới Phúc – Tràng Lũ – Lạc Cổ đến tháng 04 năm 1946, ba thôn của Xã An Vũ ngày nay cùng với thôn Đào Động, Giới Phúc và Lạc Cổ thành lập Xã Minh Tân.Tháng 10 năm 1947 thôn Lạc Cổ và Tràng Lũ tách ra thành lập Xã Tâm Mỹ. Năm 1949 thành lập liên Xã kháng chiến nên các thôn Mai Trang, Sài Mỹ, Lai Ổn, Đồng Hưng, Đồng Ấu thuộc Xã Minh Đức huyện Quỳnh Côi (cũ)cùng sáp nhập thành Xã Tân Tiến. Đến năm 1955 tách Xã thành quy mô nhỏ để tiện cho việc quản lý, Xã Tân Tiến được tách ra thành 3 Xã An Vũ, An Quý và An Lễ. Xã An Vũ gồm có 3 thôn và địa giới hành chính như ngày nay.
- Xã An Vũ chính thức được thành lập tháng 9/1955, nằm phía Đông – Nam huyện Quỳnh Phụ cách trung tâm huyện 10 km..
+ Phía Tây giáp xã An Lễ,
+ Phía Đông - Nam giáp xã An Bài, xã An Dục ,
+ Phía bắc giáp xã An Quý và xã An Ninh.
Tổng đất tự nhiên là 553 ha trong đó có 350,6 ha đất nông nghiệp, Địa lý, giao thông thuận lợi vì có đường Quốc lộ 10 và đường tỉnh lộ 455, Đường huyện lộ DH 73 chạy xuyên qua, hệ thống sông, ngòi, ao hồ bao quanh, các tuyến giao thông thủy, bộ được nối liền, những hệ thống cầu cống vững chắc, kiên cố;
Mảnh đất tươi đẹp, và con người nơi đây thân thiện mến khách.
Là xã thuần nông, làm nghề thủ công, đặc trưng nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với 2270 hộ và 7223 nhân khẩu được phân bố tại 3 thôn ( Vũ Hạ, Đại Điền, và Vọng Lỗ ) có 2 thôn loại 1 và 01 thôn loại 2, xã có 8 đình (riêng thôn Vọng lỗ có 6 đình) Vũ hạ 01 và Đại Điền 01 cóp 01 Đền thờ Đức Thánh Trần tại thôn Vũ Hạ, Có 03 Chùa ở 03 thôn, Thôn Vọng lỗ có Miếu Go Di tích lịch sử văn hóa Nơi thành lập chi bộ đầu tiên của xã; có 02 tôn giáo là Phật giáo và Thiên Chúa giáo hoạt động.
- Xã có 02km Đường Quốc lộ 10 chạy qua.
- Đường tỉnh lộ 455 xuyên qua 2,5km
- Đường ĐH 73( Huyện lộ) chạy qua 1,5 km
+ Đường trục xã được bê tông hóa rộng 4-6m, 02 tuyến với chiều dài 2,925km;
+ Trục đường thôn có 10 tuyến bê tông hóa rộng 2,8 – 4,5m, chiều dài 4,211km
+ Đường nhánh cấp 1 của đường giao thông trục thôn xây dựng hoàn thành 8,4087km bằng 100%
+ Đường trục chính nội đồng được bê tông hóa có chiều dài 7,55km đạt 100%
- Xã có 03 trường học là: Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, ( trường tiểu học và trung học cơ sở được sáp nhập năm 2019 thành trường tiểu học và trung học cơ sở) và trưởng mầm non
- Cơ cấu kinh tế:
+ Nông nghiệp – thủy sản : 12,63%
+ Công nghiệp- TTCN- xây dựng cơ bản: 69,53%
+ Thương mại dịch vụ: 17,84%
- Tôn giáo: Xã có 2 tôn giáo hoạt động là đạo thiên chúa giáo và phật giáo
+ Xã có 01 nhà thờ giáo sứ thôn đại điền 01 nhà thờ họ giáo thôn vọng lỗ với 202 hộ và 1025 nhân khẩu
+ Xã có 08 ngôi đình và 03 ngôi chùa trong số 17 di tích được kiểm kê năm 2005 trong đó được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh 05 di tích gồm: Đình – Đền Vũ Hạ, đình Chợ, và miếu Go thôn Vọng Lỗ; Nhà thờ Họ (Phạm Văn) thôn Đại Điền